Bánh tráng mè Bình Định ràng 10 cái

Khi nói tới những món đặc sản của quê hương Bình Định bạn sẽ nhắc tới món ăn gì đầu tiên nào . Vâng tôi đoán chắc chắn bạn sẽ đoán là bánh tráng. Bánh tráng hay bánh đa là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là tinh bột tráng mỏng phơi khô , khi ăn có thể nướng giòn . Tên gọi của bánh tráng có xuất xứ từ Miền Nam, gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng còn ở Miền Bắc gọi là bánh đa

Bánh tráng mè đen là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng ở Bình Định được rất nhiều người yêu thích, những du khách khi đến với mảnh đất Bình Định không quên mua mấy xếp bánh tráng mè về làm quà cho bạn bè người thân trong gia đình.

Nguồn gốc của bánh tráng mè Bình Định.

Bánh tráng mè đen Bình Định đã có từ rất lâu. Nghe người xưa kể lại , bánh tráng có từ thời Quang Trung – Nguyễn Huệ . Nghe kể lại rằng khi nghĩa quân tiến quân ra Bắc do cần di chuyển nhanh và không mất thời gian cho việc nấu nướng . Vua Quang Trung đã nghĩ ra cách cho nghĩa quân xoay nhuyễn gạo thành bột. Sau đó tráng trên lửa than và mang theo ăn như một loại lương khô. Bánh tráng rất dễ ăn chỉ cần nhúng vào nước cho mềm rồi cuốn với thức ăn chấm với gia vị là có thể ăn được.

Ngày nay, bánh tráng đã được người dân Bình Định sáng tạo thành nhiều loại bánh tráng khác nhau nhưng vẫn giữ được cách làm truyền thống. Đối với người dân Bình Định thì bánh tráng mè được coi như một món ăn truyền thống. Bánh xuất hiện trong tất cả các dịp của người dân Bình Định như lễ hội, đám cưới , để biết khách.

Cách làm bánh tráng mè đen:

Nguyên liệu chính là gạo, dùng gạo ngon ngâm qua một đêm rồi nghiền nhỏ thành bột. Bột được pha với nước cốt dừa , mè đen, sau đó thêm gia vị theo tỉ lệ phù hợp vừa đủ độ sền sệt rồi tráng lên một chiếc vỉ bằng vải đặt trên nồi nước đun sôi. Sau khi chín bánh sẽ có độ dẻo chuyển từng chiếc bánh ra phên rồi đem ra nắng phơi khô.

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:

Tuỳ và cách ăn của mỗi người có thể đem bánh đi nướng giòn trên than hồng nhúng nước hay chiên bằng dầu ăn.

– Bánh tráng nướng:

Nướng bánh tráng không khó, nhưng phải làm đúng quy trình thì bánh mới thơm ngon được. Để nướng bánh tráng ta cần một lượng than vừa phải, quạt đủ gió để những hạt vừng nhỏ xíu vừa đủ chín vẫn còn nguyên hạt, để cho bánh nguội . Bẻ một miếng nhai giòn rụm, vị béo ngậy của mè hoà quyện với vị ngọt của bột gạo và nước cốt dừa thì không còn gì bằng. Bánh tráng mè ngon nhất khi vừa nướng xong. Không nhất thiết phải nướng bằng lò than bạn cũng có thể nướng bằng lò vi sóng bánh cũng rất thơm ngon.

– Bánh tráng nhúng nước:

Dùng bánh tráng đã nướng hoặc chưa nướng nhúng vào nước cho mềm sau đó dùng để cuốn giò chả, nem ăn thêm với rau sống chấm với món nước mắm chua chua ngọt ngọt thì không còn gì ngon bằng. Món bánh tráng này mà mời những vị khách phương xa tới có lẽ họ sẽ khen nức nở và không thể quên được.

– Bánh chiên giòn:

Bánh tráng được chiên bằng dầu ăn. Bánh tráng khi chiên lên sẽ giòn như bánh nướng bằng than nhưng bánh ngấm dầu nên có vị béo ngậy. Bánh có thể được ăn kèm với các món như gỏi, hến xào, cùi dừa, món Ốc…..

Cách bảo quản:

Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát giữ cho bánh khỏi ẩm bánh tráng sẽ để được lâu.

Bánh tráng rất thích hợp làm quà biếu cho bạn bè người thân trong gia đình. Những khách du lịch khi đi ngang qua vùng đất Bình Định không mua vài xếp bánh tráng mè mang về làm quà cho mọi người.

Những chiếc bánh tráng mè tuy dân dã nhưng nó đã trở thành món ăn đặc biệt đối với người Việt Nam. Bánh tráng xuất hiện trong những bữa cơm đạm bạc của gia đình, trong những đến những mâm cúng giỗ ông bà tổ tiên, rồi đến những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng đều không thể thiếu món bánh tráng này. Nếu như bạn chưa từng thưởng thức món bánh tráng mè Bình Định hãy gọi ngay cho chúng tôi , chúng tôi luôn mang đến cho bạn những món ngon Bình Định ngon nhất , giá cả hợp lý nhất.

Bài viết liên quan