Đền Đô – nơi thờ 8 vị vua nhà Lý – Báo Đồng Khởi Online

Di tích đền Đô nằm gần quốc lộ IA trên địa phận làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh , cách thủ đô Hà Nội 16 km về hướng Bắc. Đây là ngôi đền linh thiêng của Việt Nam và thường xuyên đón tiếp những vị nguyên thủ quốc gia cùng nhân dân cả nước về đây dâng hương, tưởng niệm mỗi khi Tết đến, Xuân về. Đền Đô cũng đón tiếp hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.<?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office”?>

Đền Đô là nơi thờ tự 8 vị vua nhà Lý, từ Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông , Lý Nhân Tông đến Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Đó cũng vừa là di tích lịch sử, vừa là một danh lam nổi tiếng của đất Kinh Bắc.<?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office”?>

Năm 1028, vua Lý Thái Tổ băng hà (ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thìn), con trưởng là vua Lý Thái Tông cùng nhân dân địa phương đã chọn đất lập đền thờ vua Lý Thái Tổ gọi là đền Đô (để tưởng nhớ người viết Chiếu dời đô), về sau đền được mở rộng thờ 8 vị vua nhà Lý cho nên còn gọi đền thờ này là đền Lý Bát đế. Riêng Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 của nhà Lý được làng lập đền thờ thờ riêng, cũng ở ngay trên quê hương Đình Bảng. Năm 1605, khi trùng tu đền Đô, tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (tức Trạng Bùng) đã soạn bia đá dựng ở đền, trong bia có đoạn viết: “Dẫu thời vận đã hết, công đức Lý triều phải được duy trì để người nước Nam đời đời ghi nhớ. Dân nước <?xml:namespace prefix=”st1″ ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags”?>Nam ghi nhớ công đức ấy phải dựng lại đền thờ cúng xuân thu tứ thời bát tiết, hưởng lộc muôn đời…”

Trong kháng chiến chống Pháp, đền đã bị tàn phá, và được trùng tu từ năm 1990. Kiến trúc hiện nay của đền với quy mô chia làm hai khu vực nội thất và ngoại thất. Nội thất là nơi đặt bài vị và tượng các vua Lý, ngoại thất bao gồm nhiều nhà với lối kiến trúc cổ, uy nghi, có nhà bia, nhà múa rối nước, có hồ bán nguyệt… chiếm một diện tích rộng 31.250 m2, bao gồm 21 hạng mục công trình xây dựng, kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi và hoàn thành vào tháng 11 năm 2005.

Đền Đô còn giữ nhiều cổ vật quý giá, nhiều tài liệu lịch sử quan trọng, đặc biệt là tấm bia cổ do trạng Bùng Phùng Khắc Khoan soạn vào năm 1602. Chung quanh đền có rất nhiều cây trồng kỷ niệm của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, các vị khách quý trong và ngoài nước tự tay trồng lấy.

Lễ hội đền Đô tổ chức hàng năm vào các ngày 15-18 tháng 3 âm lịch, để tưởng nhớ vua Lý Thái Tổ lên ngôi (15/3 năm Canh Tuất 1010) được gọi là lễ hội Đăng Quang . Vào những ngày này, nghi tễ tiến hành rất trang nghiêm chu đáo, số người tới tham gia lễ hội có đến hàng chục ngàn người. Đầu tiên là lễ rước kiệu, sau đó là lễ tế và cuối cùng là lễ dâng hương. Sau lễ là đến hội, cũng diễn ra hết sức sôi nổi trong suốt ba hôm với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đấu vật, thi thơ, chọi gà, cờ người, chơi đu, thi nấu cơm, thi thả chim, đấu vật, hát quan họ, hát chèo. Những trò chơi dân gian trong khoảng 10 năm trở lại đây, ban tổ chức đền Đô có bổ sung thêm các trò chơi mới như: Kéo chữ, kéo co, đánh bóng chuyền , cầu lông , hát trống quân, cướp cầu … Sau đó, người tham gia lễ hội còn có thể đi thăm viếng các di tích lịch sử trên quê hương Đình Bảng có liên quan đến triều Lý như: chùa Kim Đài, Thọ Lăng Thiên Đức, chùa Ứng Tâm , đền Rồng, đình Đình Bảng…

Lễ hội đền Đô hàng năm là dịp để người dân của làng tưởng nhớ đến công đức của các vị vua triều Lý và cũng là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi thoải mải sau một năm lao động vất vả. Đây cũng là dịp để cầu xin các vị vua linh thiêng phù hộ cho cả làng được một năm mới ấm no, hạnh phúc. Tìm về với lễ hội đền Đô vào dịp đầu xuân chính là dịp để chúng ta được trở về với cội nguồn, sống lại những giây phút thiêng liêng, giao hòa của con người với đất trời và hơn thế nữa là để bày tỏ lòng thành kính đối với các vị vua triều Lý, những người đã có công lao to lớn trong việc tạo dựng nên những trang sử hào hùng của dân tộc…

Bài viết liên quan